fbpx

Tin tức

Lạc nội mạc tử cung: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo ước tính, trên thế giới có 6-10% phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung. Căn bệnh này thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không có những kiến thức về nó để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng Bệnh viện Phụ sản Thiện An tìm hiểu những nguyên nhân, hậu quả, phương pháp chẩn đoán cùng cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

Lạc nội mạc tử cung là gì? 

Lạc nội mạc tử cung một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp và nguy hiểm ở phụ nữ. Khi đó các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung. Những mô này vẫn hoạt động như các mô nội mạc tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt. Nhưng do phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị ứ đọng lại, gây ra chảy máu bên trong và hiện tượng viêm, phù nề, dẫn đến nhiều triệu chứng khác.

Bệnh này thường liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô vùng chậu, đôi khi bệnh lan ra các cơ quan ngoài vùng chậu nhưng rất hiếm. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến người bệnh khó mang thai.

Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung

Hiện vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng có một số tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung như: Kinh nguyệt trào ngược, phẫu thuật hoặc rối loạn nội tiết…

  • Kinh nguyệt bị trào ngược: Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung. Khi kinh nguyệt bị trào ngược, các tế bào này có trong dòng máu kinh sẽ chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào lạc chỗ này dính vào thành khu vực chậu và bề mặt của các cơ quan trong khu vực chậu, nơi chúng sẽ tiếp tục phát triển và dày lên.
  • Do phẫu thuật ở tử cung: Một số người trải qua quá trình phẫu thuật và hình thành sẹo. Tại vị trí sẹo này, tế bào tử cung dính vào gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô di chuyển đến.
  • Bất thường về hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình nhận biết những tác động xấu cho sức khỏe, điều này khiến cho việc phát hiện ra sớm các mô nội mạc đang phát triển ở bên ngoài tử cung không xảy ra để kịp thời phá hủy toàn bộ phần niêm mạc đó.
  • Rối loạn hormone: Các loại hormone như estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào tử nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt chỉ là những triệu chứng ban đầu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Mức độ đau không phản ánh mức độ lan rộng của bệnh. Đôi khi có người bị lạc nội mạc tử cung nặng nhưng không đau hoặc đau rất ít.

Các triệu chứng thông thường của lạc nội mạc tử có thể kể đến như:

  • Đau trong kỳ kinh nguyệt: Đau bụng kinh dữ dội, đặc biệt là khi chuẩn bị chu kỳ kinh nguyệt mới. Bệnh nhân có thể đau cả phía dưới lưng
  • Đau khi quan hệ tình dục: Đau trong quá trình hoặc sau quan hệ rất phổ biến.
  • Đi tiểu hay đại tiện đều có cảm giác khó chịu, tức bụng, đặc biệt là khi có kinh nguyệt.
  • Chảy máu ồ ạt: Người bệnh có thể chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh không rõ nguyên nhân
  • Người vô sinh, khó có con sẽ dễ bị lạc nội mạc tử cung
  • Xuất hiện một số triệu chứng khác như mệt mỏi, stress, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

Hậu quả của bệnh lạc nội mạc tử cung

Ảnh hưởng đến đời sống: Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân. Một số người có thể bị chảy máu quá mức và đau vùng chậu dẫn đến sinh hoạt khó khăn, đời sống tình dục bị ảnh hưởng.

Vô sinh: Đây là biến chứng chính của bệnh. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn để mang thai. Lạc nội mạc khiến vòi trứng có thể bị tắc, viêm dính khiến tinh trùng không thể đến thụ tinh với trứng, ngoài ra còn có thể phá hủy trứng hoặc tinh trùng.Tuy nhiên có những bệnh mức độ nhẹ đến vừa vẫn có thể mang thai, nên bác sĩ vẫn tư vấn các bệnh nhân lạc nội mạc không nên trì hoãn việc có con, vì các triệu chứng có thể nặng lên theo thời gian

Ung thư: Dù hiếm gặp nhưng lạc nội mạc tử cung có thể gây ra ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung

Chẩn đoán và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả triệu chứng, bao gồm vị trí và thời điểm bị đau. Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện một số kĩ thuật khác để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung như: Khám vùng chậu, Siêu âm, Chụp MRI, Nội soi kết hợp với sinh thiết.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Mục đích của việc điều trị bệnh là giảm đau, chữa trị hiếm muộn, chữa lành các tổn thương của nội mạc tử cung. Có thể là kết hợp điều trị thuốc cùng với phẫu thuật để có tác dụng tốt nhất, trường hợp nhẹ thì chưa cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Một số phương pháp:

Dùng thuốc giảm đau: Thuốc là một lựa chọn điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị đau hoặc ra máu âm đạo nhưng chưa có kế hoạch mang thai.

Liệu pháp hormone: Liệu pháp bổ sung nội tiết tố có thể tạo ra hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ các cơn đau. Ngoài ra, nó ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài, nhưng đây lại không phải phương pháp chữa lâu dài. Bệnh có thể quay trở lại khi bệnh nhân ngưng liệu pháp này.

Phẫu thuật: Nếu trong 3 tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm thì  thì bước tiếp theo chính là phẫu thuật. Với những trường hợp mong muốn có thai, phẫu thuật có thể lấy đi những tổn thương lạc nội mạc tử cung và phá bỏ các mô viêm dính trong khi vẫn bảo tồn tử cung, vòi trứng và buồng trứng, do đó làm tăng khả năng mang thai. Mổ nội soi loại bỏ những lớp lót nội mạc tử cung bị “lạc”. Sau khi phẫu thuật xong cần khám thường xuyên từ 3-6 tháng để tránh tái phát trở lại.

Địa chỉ khám và điều trị lạc nội mạc tử cung uy tín ở Hà Nội

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, chị em cần tiến hành thăm khám sớm tại các địa chỉ uy tín để bệnh lạc nội mạc tử cung không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bệnh viện Phụ sản Thiện An hiện là đơn vị uy tín, với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chữa trị, phẫu thuật thành công nhiều ca bệnh khó.

– Anh Hùng Lao Động. Nhà Giáo Nhân Dân. Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Viết Tiến. (Gần 40 năm công tác)

  • Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế.
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
  • Chủ tịch hội Phụ Sản Việt Nam.
  • Trưởng bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Hà Nội.

– Phó Giáo Sư. Tiến sĩ. Bác sĩ chuyên khoa II. Cung Thị Thu Thủy. (Gần 40 năm công tác)

  • Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
  • Giảng viên cao cấp, Đại học Y Hà Nội.

– Thầy Thuốc Nhân Dân. Thạc sĩ. Bác sĩ chuyên khoa II. Lê Thị Thanh Thúy. (Gần 40 năm công tác).

  • Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
  • Nguyên Giám đốc Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh – sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
  • Giảng viên Quốc gia về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế.

– Bác sĩ chuyên khoa II. Nguyễn Thị Hồng Minh. (Gần 40 năm công tác)

  • Bác sĩ Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
  • Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

…. và một số chuyên gia khác.

Bệnh viện Phụ sản Thiện An hiện là đơn vị uy tín, với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chữa trị, phẫu thuật thành công các ca lạc nội mạc tử cung

Dịch vụ thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An luôn được thực hiện một cách chu đáo, ân cần, thân thiện, tận tình.  Các hoạt động khám và điều trị được thực hiện bằng các thiết bị cao cấp, phác đồ cũng được cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Thiện An còn đặc biệt chú trọng công tác tư vấn ổn định tâm lý, tư vấn dinh dưỡng, giúp bệnh nhân hoàn toàn an tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ trong điều kiện tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp ích cho nhiều người đang quan tâm về bệnh lạc nội mạc tử cung. Qua đó hiểu được bản chất của bệnh cũng như phương án điều trị thích hợp. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua tổng đài 1900 633 081 hoặc đến trực tiếp bệnh viện Phụ sản Thiện An tại địa chỉ: Số 27 Ngõ 603, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.

Fanpage Facebook: www.facebook.com/phusanthienan