Danh mục
- Điều trị vô sinh, hiếm muộn, Thụ tinh trong ống nghiệm
- Phẫu thuật sản – phụ khoa. Hỗ trợ sinh sản. Tạo hình
- Khám và Tư vấn sức khoẻ sinh sản
- Chẩn đoán sớm, sàng lọc dị tật thai nhi
- Khám, theo dõi thai nghén
- Dịch vụ Sinh mổ – Sinh thường. Đơn nguyên Sơ sinh
- Phát hiện sớm, điều trị bệnh Phụ khoa, Ung thư Phụ khoa
- Tiêm chủng trọn gói
- Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
Điều trị vô sinh – hiếm muộn, Thụ tinh trong ống nghiệm
Vô sinh hiếm muộn đang dần trở nên phổ biến với tỷ lệ mắc phải gia tăng nhanh chóng và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Đây là một thực tế đáng báo động, mang đến nhiều nỗi đau cho các gia đình Việt. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức và hiểu biết về nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn là vô cùng cần thiết, giúp các cặp vợ chồng sớm thực hiện được ước mơ làm cha mẹ.
Vô sinh hiếm muộn là gì?
Vô sinh hiếm muộn là tình trạng không có con sau hơn 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên (đối với người dưới 35 tuổi) và sau 6 tháng (đối với người trên 35 tuổi) mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào.
Các tác nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn
Đối với nam giới
- Bất thường về tinh hoàn: tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, teo tinh hoàn,… gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục và quá trình sản xuất tinh trùng
- Chất lượng tinh trùng: nam giới vẫn quan hệ và xuất tinh bình thường nhưng chất lượng tinh trùng kém với số lượng ít, thậm chí không có hoặc chỉ có vài tinh trùng trong mẫu tinh dịch, hình thái tinh trùng bất thường,…
- Rối loạn sinh lý: rối loạn cương dương, khó xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng,…
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, nghiện rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá thường xuyên, môi trường sống/làm việc độc hại.
- Tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng quá mức trước và trong khi quan hệ tình dục cũng là một nguyên nhân khiến nam giới khó có con.
Đối với nữ giới
- Rối loạn phóng noãn: thời điểm xảy ra rụng trứng không thường xuyên hoặc hoàn toàn không theo quy luật của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là hệ quả của các bất thường như Hội chứng buồng trứng đa nang, Suy buồng trứng sớm, Rối loạn chức năng vùng dưới đồi…
- Tổn thương ống dẫn trứng: Là con đường vận chuyển tinh trùng gặp trứng nên nếu một trong hai ống dẫn trứng bị tổn thương sẽ khiến quá trình thụ thai bị hạn chế hoặc gây ra tình trạng trứng đã được thụ tinh không thể vào buồng tử cung làm tổ (mang thai ngoài tử cung).
- Bất thường ở các cơ quan sinh sản: lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, các khối u xơ, u nang,…
- Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tuổi tác: Phụ nữ ngoài 35 tuổi sẽ khó thụ thai hơn do chất lượng và số lượng trứng suy giảm
Các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn
Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI)
Thụ tinh nhân tạo (IUI) là phương pháp bơm trực tiếp tinh trùng đã qua chọn lọc, lọc rửa vào buồng tử cung của người phụ nữ, tạo điều kiện để quá trình thụ thai được diễn ra. Lợi ích của IUI là rút ngắn thời gian và quãng đường tinh trùng phải di chuyển đến vòi trứng để thụ tinh, nhờ đó gia tăng tỷ lệ sống sót của tinh trùng, cho hiệu quả thụ thai cao hơn.
Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, dính vùng chậu mức độ nhẹ ở nữ giới… và ở nam giới do số lượng tinh trùng ít, tính di động kém, xuất tinh ngược…
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm. Sau khi quá trình kết hợp này diễn ra thành công, phôi thai được tạo thành sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi sẽ diễn ra bình thường như thụ thai tự nhiên.
Thụ tinh trong ống nghiệm thường được chỉ định đối với các trường hợp sau:
- Tắc hoặc tổn thương vòi trứng
- Vô sinh do các bệnh lý: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
- Các cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ thấp.
- Người chồng có tinh trùng yếu, số lượng ít, không xuất tinh, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Đã áp dụng IUI nhiều lần nhưng không thành công.
Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF):
- Bước 1: Khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng
- Bước 2: Kích thích buồng trứng
- Bước 3: Chọc hút trứng
- Bước 4: Tạo phôi, thụ tinh trong ống nghiệm
- Bước 5: Chuyển phôi vào buồng tử cung
- Bước 6: Thử thai sau khi chuyển phôi
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An
Trên thế giới, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công là 40 – 50%. Con số này tại Việt Nam là khoảng 35 – 40%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần do tác động của các yếu tố như tuổi tác, thời điểm thực hiện, chế độ dinh dưỡng, lối sống, trình độ kỹ thuật thực hiện…
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Thiện An, chỉ riêng trong năm 2021 đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho khoảng 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công của các ca thụ tinh trong ống nghiệm lên tới 60% – cao hơn hẳn so với tỷ lệ thành công trung bình trong nước và trên thế giới. Đây là con số mang lại hy vọng rất lớn cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn cao, đứng đầu là AHLĐ. NGND. GS. TS. BS. Nguyễn Viết Tiến – nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thiện An đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trong độ tuổi không lý tưởng có tiền sử bệnh lý phức tạp như tử cung dị dạng, tắc vòi tử cung, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, tụ dịch vết mổ…
Danh mục Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An
Đội ngũ chuyên gia
Cơ sở vật chất
Lễ tân
Phòng Xét nghiệm
Phòng Siêu âm
Sảnh chờ
Phòng mổ
Phòng LABO IVF
Phòng LABO IVF
Phòng lưu trú sau sinh
Phòng lưu bệnh nhân 1
Phòng lưu bệnh nhân 2
Phòng lưu bệnh nhân 3
Phòng đơn nguyên sơ sinh
Phòng "da kề da" sau sinh
Lễ tân
Phòng Xét nghiệm
Phòng Siêu âm
Sảnh chờ
Phòng mổ
Phòng LABO IVF
Phòng LABO IVF
Phòng lưu trú sau sinh
Phòng lưu bệnh nhân 1
Phòng lưu bệnh nhân 2
Phòng lưu bệnh nhân 3
Phòng đơn nguyên sơ sinh
Phòng "da kề da" sau sinh